Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017

Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng bưởi sạch chương mỹ

Nhờ áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật và sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp, nên trong năm qua, năng suất và hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng bưởi diễn của huyện Chương Mỹ tăng cao, không còn hiện tượng mất mùa và tạo được niềm tin cho nông dân.


Vùng trồng bưởi diễn xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ.
Theo ông Nguyễn Minh Ngọc, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ, trước năm 2006, trên địa bàn huyện Chương Mỹ chỉ có thị trấn Xuân Mai và xã Văn Võ trồng cây bưởi diễn với diện tích khoảng 30ha, đặc biệt tại thị trấn Xuân Mai có những cây bưởi Diễn cổ có tuổi trung bình trên 30 năm.
Từ năm 2006, huyện Chương Mỹ đã quyết định phê duyệt dự án đầu tư trồng bưởi diễn tập trung huyện Chương Mỹ mở rộng vùng bưởi diễn trên địa bàn huyện gồm 7 xã, thị trấn: thị trấn Xuân Mai, Thủy Xuân Tiến, Nam Phương Tiến, Trần Phú, Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ, Hữu Văn. Từ đó đến nay diện tích bưởi diễn đã liên tục phát triển và mở rộng, hiện trên địa bàn huyện có 460 ha, riêng xã Nam Phương Tiến toàn bộ diện tích trồng sắn và lúa kém hiệu quả đã chuyển sang trồng bưởi với diện tích hơn 150 ha.

Tuy nhiên, từ năm 2014 do điều kiện khí hậu vùng đồi gò Chương Mỹ thay đổi đã dẫn đến hiện tượng mất mùa bưởi diễn. Bưởi ra hoa nhưng không đậu quả dẫn tới năng suất không ổn định, thậm chí mất mùa trong nhiều năm, đặc biệt 2 năm 2014, 2015 diện tích bưởi trên địa bàn huyện gần như không cho thu hoạch. Một số vùng bưởi, nhiều hộ chán nản, không đầu tư chăm sóc. Một số hộ có ý định phá bỏ hoặc ghép cải tạo sang đối tượng cây trồng khác, nguy cơ vùng bưởi diễn của huyện bị xóa sổ hết sức nghiêm trọng.
Chính vì vậy, từ năm 2011 đến hết năm 2015, Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội đã hỗ trợ huyện Chương Mỹ xây dựng mô hình sản xuất bưởi diễn, trong đó thâm canh 215 ha, 7 ha thâm canh theo hướng VietGAP; trồng mới 70 ha và 70 ha chăm sóc bưởi năm 2. Trong năm 2016, Trung tâm phát triển cây trồng đã phối hợp với UBND huyện Chương Mỹ và xã Nam Phương Tiến triển khai mô hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng đậu quả của bưởi diễn vùng gò đồi của huyện.
Đồng thời Trung tâm đã phối hợp với các xã, hợp tác xã tổ chức được 42 lớp tập huấn cho hơn 5,6 nghìn lượt cán bộ, nông dân tham gia mô hình tại các xã Trần Phú, Nam Phương Tiến, Lam Điền.
Qua quá trình thực hiện, cây bưởi trong mô hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, thụ phấn bổ sung, sử dụng các loại phân tăng tỷ lệ đậu quả. Kết quả cho thấy, tỷ lệ đậu quả trong mô hình cao, đặc biệt là hộ sử dụng biện pháp thụ phấn bổ sung cho cây bằng phấn bưởi chua (số quả bình quân/cây đtạ 60-0 quả). Còn tỷ lệ đậu quả của cây bưởi ngoài mô hình rất thấp, đặc biệt là các mô hình không trồng xen cây bưởi khác dòng, không áp dụng biện pháp kỹ thuật thụ phấn bổ sung, không tiến hành áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, số quả trên cây chỉ từ 3-5 quả

Đánh giá về hiệu quả kinh tế từ mô hình, bà Hoàng Thị Hòa, Giám đốc Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội cho biết, thông qua việc triển khai mô hình đã mở rộng được 717 ha thâm canh, trồng mới và chăm sóc cây bưởi trên địa bàn thành phố. Đồng thời năng suất các mô hình đã răng đều qua các năm, đặc biệt năm 2016 năng suất đạt khoảng 20 tấn/ha/năm, tăng 5 tấn so với năm 2015. Hiệu quả kinh tế năm 2016 đạt 328 triệu đồng/ha/năm, tăng 248 triệu đồng so với năm 2014.
Nhờ triển khai mô hình nên đã thay đổi được tư tưởng sản xuất có tính tự cung tự cấp, chuyển đổi sang sản xuất hàng hóa và hướng tới xuất khẩu. Bên cạnh đó, cán bộ và nông dân các địa phương tham gia thực hiện mô hình đã tin tưởng, phấn khởi, yên tâm áp dụng các tiến bộ khoa học mới tiên tiến vào sản xuất làm cơ sở để mở rộng và phát triển sản xuất trong những năm tiếp theo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét